Breaking News

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Những điểm mới kỳ thi THPT quốc gia 2015

Giới thiệu điểm mới nhất kỳ thi này theo công bố mới nhất của bộ giáo dục 



1. Chỉ còn một kì thi quốc gia duy nhất
Theo quyết định của Bộ GD-ĐT thì năm 2015, học sinh học hết chương trình THPT sẽ không có 2 kì thi riêng rẽ để xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ mà chỉ phải tham gia 1 kì thi quốc gia duy nhất.
Kết quả thi của thí sinh sẽ được sử dụng để xét tốt nghiệp THPT và là một căn cứ quan trọng để các trường ĐH-CĐ tuyển sinh.
Kỳ thi THPT quốc gia hằng năm được tổ chức vào trung tuần tháng 6. Trong năm 2015, kỳ thi được tổ chức trong từ thứ 3 đến thứ 6 các ngày 9, 10, 11 và 12 tháng 6/2015
2.  Thí sinh phải thi 4 môn tối thiểu không còn khối thi ĐH.
Bộ GD-ĐT quyết định là mỗi thí sinh phải dự thi 4 môn (gọi là các môn thi tối thiểu) gồm: 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.
Kết quả của 4 môn thi tối thiểu được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp và cũng được sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có các môn thi phù hợp với ngành đào tạo;
Ngoài 4 môn thi nói trên, thí sinh có quyền đăng ký thi thêm các môn thi còn lại của Kỳ thi để sử dụng cho việc đăng ký tuyển sinh ĐH, CĐ theo yêu cầu của các ngành đào tạo do từng trường ĐH, CĐ quy định trong Đề án tuyển sinh của trường. Như vậy sẽ không còn khối thi truyền thống như trước đây.
Thí sinh cũng có nhiều hơn cơ hội để tuyển sinh vào các ngành, trường khác nhau tùy thuộc vào số lượng môn thi thí sinh lựa chọn.
Với những học sinh, học viên không được học môn Ngoại ngữ hoặc học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy và học thì không bắt buộc phải thi môn Ngoại ngữ, thí sinh tự chọn môn thay thế trong số các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.
3. Thí sinh tự do đăng ký môn phù hợp với mục đích của mình
Thí sinh tự do chưa tốt nghiệp THPT những năm trước có thể đăng ký dự thi hoặc là chỉ để được xét công nhận tốt nghiệp hoặc với mục đích vừa để xét công nhận tốt nghiệp vừa lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ sẽ đăng ký môn thi tùy theo mục đích dự thi.
Thí sinh tự do đã có bằng tốt nghiệp THPT rồi, nếu có nguyện vọng thi để lấy kết quả xét tuyển vào ĐH, CĐ thì chỉ đăng ký thi những môn mình lựa chọn để xét tuyển vào các ngành, trường tương ứng, không nhất thiết phải thi các môn bắt buộc nếu các môn đó không phục vụ cho xét tuyển vào các ngành, trường ĐH, CĐ mà các em lựa chọn.
3. Đăng kí tuyển sinh vào các ngành, trường sau khi thi
Điểm khác biệt ở kì thi năm tới là thí sinh sẽ không phải đăng ký tuyển sinh vào các ngành đào tạo, các trường trước khi diễn ra kì thi.
Sau khi tham gia kì thi quốc gia và có kết quả thi, thí sinh căn cứ vào yêu cầu của các trường, các ngành đào tạo ( công bố trên website của các trường) và kết quả thi của mình để đăng kí dự tuyển vào địa chỉ phù hợp.
Việc này sẽ tránh cho thí sinh phải chịu rủi ro cao, không bỏ sót những thí sinh có kết quả điểm thi tốt nhưng đăng kí vào ngành quá sức của mình.
4. Có hai loại cụm thi, giảng viên đại học coi và chấm thi.
Để đảm bảo tính nghiêm túc, tính chính xác, khách quan và độ tin cậy của kết quả thi sẽ bố trí tổ chức coi thi, chấm thi theo các Cụm thi tập trung. Công tác coi thi, chấm thi sẽ có sự tham gia của cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ cùng với giáo viên các trường THPT.
Các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPTkhông tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có sử dụng kết quả của Kỳ thi để tuyển sinh, sẽ dự thi tại các Cụm thi tại địa phương do các Sở GDĐT chủ trì, phối hợp với các trường ĐH, CĐ.
Các  thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp và sử dụng kết quả vào tuyển sinh ĐH, CĐ thì sẽ dự thi tại các Cụm thi ở các trường ĐH do các trường ĐH chủ trì, phối hợp với các sở GDĐT.
Các cụm thi dành cho thí sinh  có nguyện vọng tuyển sinh ĐH-CĐ sẽ được tổ chức như các cụm thi của kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ “Ba chung” trước đây.
Những thí sinh dự thi tại cụm thi địa phương tuy không được sử dụng kết quả của kì thi quốc gia để xét tuyển ĐH-CĐ nhưng vẫn có thể được phép tham dự các kì thi tuyển sinh ĐH-CĐ của các trường có phương án tuyển sinh riêng.
Công tác coi thi, chấm thi sẽ có sự tham gia của cán bộ, giảng viên các trường ĐH, CĐ cùng với giáo viên các trường THPT.

Các thí sinh dự thi chỉ để xét công nhận tốt nghiệp THPT, không tham gia xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có sử dụng kết quả của Kỳ thi để tuyển sinh, sẽ dự thi tại các Cụm thi tại địa phương do các Sở GD- ĐT chủ trì, phối hợp với các trường ĐH, CĐ; còn với các thí sinh dự thi để xét tốt nghiệp và sử dụng kết quả vào tuyển sinh ĐH, CĐ thì sẽ dự thi tại các Cụm thi ở các trường ĐH (tương tự như các Cụm thi ĐH năm 2014) do các trường ĐH chủ trì, phối hợp với các sở GD- ĐT.
5. Các trường ĐH-CĐ được phép tự chủ  tuyển sinh
Kết quả của kì thi quốc gia có thể được sử dụng như căn cứ duy nhất hoặc một trong những căn cứ quan trọng để các trường ĐH-CĐ tuyển sinh.
Như vậy, tùy theo yêu cầu đào tạo, đặc thù riêng của các trường, ngành đào tạo, có thể tổ chức các kì kiểm tra bổ sung bên cạnh kết quả của kì thi quốc gia ( hình thức phỏng vấn, kiểm tra năng khiếu, bài viết luận, xét học bạ ở bậc phổ thông....).
Ngoài ra, các trường có phương án tuyển sinh riêng ( trình và được Bộ GD-ĐT đồng ý) có thể tổ chức kì thi riêng, lấy kết quả xét tuyển.
6. Đề thi tăng cường độ phân hóa, nhiều câu hỏi mở
Đề thi của Kỳ thi THPT quốc gia, trong những năm đầu có cấu trúc tương tự như đề thi tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2014: bám sát chương trình THPT, chủ yếu lớp 12, có 2 phần (phần kiểm tra kiến thức cơ bản dùng để xét tốt nghiệp THPT và phần nâng cao để sàng lọc thí sinh trong tuyển sinh vào các trường đại học, cao đẳng chiếm) và từng bước tăng cường đánh giá năng lực xử lý các vấn đề thực tế của học sinh.
Các môn: Toán, Ngữ Văn, Lịch sử, Địa lý được ra theo hình thức tự luận; các môn còn lại ra theo hình thức trắc nghiệm.
Đề thi sẽ tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng, câu hỏi mở yêu cầu thí sinh sử dụng kiến thức tổng hợp trong từng môn học, kiến thức liên môn và hiểu biết xã hội, kỹ năng sống để trả lời. Với định hướng này, các môn thi sẽ chuyển dần thành các bài thi tổng hợp, tích hợp một cách có lộ trình, phù hợp với đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá trong các nhà trường.
Bộ GDĐT sẽ thành lập cơ quan chuyên trách, chịu trách nhiệm xây dựng, hoàn thiện, phát triển ngân hàng câu hỏi thi để xây dựng đề thi cho Kỳ thi THPT quốc gia.
7. Lộ trình dự kiến sẽ thi theo bài tích hợp nhiều môn

Cùng với việc đổi mới chương trình-SGK phổ thông, đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá ở bậc phổ thông, kì thi quốc gia cũng sẽ có những điều chỉnh tiếp ở các năm sau. Theo đó dự kiến từ năm 2017 (Tức là học sinh lớp 10 bây giờ)sẽ chuyển từ các môn thi sang các bài thi. Các bài thi sau này sẽ gồm các phần được thiết kế theo hướng tổng hợp, lồng ghép dần (ví dụ: trong bài thi Toán sẽ có phần nội dung về Tin học, trong bài thi Ngữ văn có có kiến thức về Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân, trong bài thi Vật lý có kiến thức về Hóa học, Sinh học....) để đánh giá toàn diện năng lực của học sinh.
Những điểm mới tiếp theo Tuyensinh247.com sẽ tiếp tục cập nhật liên tục nhất là khi bộ công bố Quy chế Tuyển sinh 2015 trong thời gian sắp tới..
(Tuyensinh247.com tổng hợp)
Read more ...

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

[Hướng dẫn lập trình Windows Phone] Viết chương trình đơn giản để làm quen với lập trình cho Windows Phone [-Bài.3-]

Đây là loạt bài hướng dẫn về lập trình ứng dụng trên Windows Phone 8, bài trước mình đã giới thiệu về giao diện lập trình và máy ảo hỗ trợ  Windows Phone  của Visual Studio
Hôm nay mình xin hướng dẫn các bạn viết 1 chương trình đơn giản [ cộng 2 số nguyên] để các bạn làm quen dần với lập trình cho Windows Phone.
------------------------------------------------------------------------------------------------------
-Yêu cầu máy các bạn phải có Visual Studio có hỗ trợ lập trình Windows Phone(bạn có thể xem lại bài Cài SDK 8 trên Visual studio 2012 để lập trình Windows Phone 8
Ta bắt đầu nào...
B1: . Tạo project App windows phone (bạn có thể xem lại bài trước)

B2Bắt đầu viết chương trình, ta mở giao diện code bằng xaml

-Tạo 1 TextBox bằng code xaml:
<TextBox InputScope="Number"
        Name="mytbx"
               Width="300"
               Height="100"
               VerticalAlignment="Top"
               HorizontalAlignment="Right"/>

Name : tên riêng của đối tượng ( do bạn tự đặt)

Width : kích thước chiều ngang của đối tượng

Height: kích thước chiều dọc của đối tượng

VerticalAlignment : Cân chỉnh vị trí đối tượng theo 4 giá trị sau theo chiều dọc

                   + Bottom: canh dưới

                   +Center: canh giữa

                   +Stretch : Canh đều

                   +Top : canh trên

HorizontalAligment: cân chỉnh vị trí đối tượng theo 4 giá trị sau theo chiều 

ngang
                   +Left : canh trái

                   +Right : canh phải

                   +Center: canh giữa

                   +Stretch :canh đều

InputScope: Thuộc tính bàn phím nhập liệu

          +Number : số

          +URL : chữ có .com

          +Text : chữ thường

-Tạo 1 TextBlock
<TextBlock x:Name="mytbk1"
                   HorizontalAlignment="Left"
                   Height="82"
                   Margin="28,136,0,0"
                   Text="Nhập b:"
                   VerticalAlignment="Top"
                   Width="150"
                   FontSize="40"/>
Các thuộc tính HorizontalAligment,Height,Width giống như của Button

Margin : toạ độ của đối tượng  Margin(x,y,z,t)

                   +x canh theo lề trái

                   +ycanh theo lề trên

                   +canh theo lề phải

                   +t : canh theo lề dưới

FontSize : kích thước kiểu chữ

-Tạo 1 button
<Button Name="mybt"
                Width="200"
                Height="100"
                Content=" Kết quả"
                VerticalAlignment="Center"
                HorizontalAlignment="Stretch"
         Margin="140,303,140,365"
         Click="mybt_Click"
                />
Các thuộc tính của button cũng tương tự.

Click :  sự kiện click của button  [Click="..."], ở đây phần trong “…” là 1 phương thức được 

khởi tạo trong file MainPage.xaml.cs . Bạn có thể click double vào đối tượng 

button trong giao diện máy ảo. Hoặc click vào button, sau đó chọn thẻ 

Properties , chọn biểu tượng

  tiếp theo click vào ô Click, chương trình biên dịch sẽ tự tạo ra 1 phương thức bên file 

MainPage.xaml.cs.Tương tự làm các đối tượng còn lại.


Thành quả :
Giao diện XAML
-Chúng ta qua file MainPage.xaml.cs để bắt sự kiện.

Sau khi tao sự kiện click cho button thì bên file .cs sẽ như thế này:

Giao diện C#
Bây h chúng ta bắt đầu với phương thức mybt_Click

 try
 {
     tb_kq.Text+=(Int32.Parse(mytbx.Text)+Int32.Parse(mytbx1.Text)).ToString();
 }
 catch (Exception)
 {
   MessageBox.Show("Bạn nhập thiếu dữ liệu! vui lòng kiểm tra lại! ");
 }     

Để lấy số từ ô textbox, ta viết tênđốitượng.Text sau đó chuyển giá trị thành kiểu 

int theo cú phát

Int32.Parse(đốitượng.Text)
Sau phép cộng ta chuyện lại kiểu String bằng lệnh Totring()

Ở đây mình dung try catch để bắt sự kiện lỗi khi không nhập số, bạn có thể tìm 

hiểu thêm về try catch trên google .

Giờ thì đã xong! Tiến hành chạy thử thôi nào J

Trường hợp nhập đúng
Kết quả
Trường hợp nhập thiếu
Nhập thiếu dữ liệu
Phù...thế là xong rồi ^_^ ! khá đơn giản phải không nào ! Qua bài này các bạn 

nắm được những gì hãy note lại nhé ! Chúc các bạn thành công ^_^







Read more ...